QUY TRÌNH XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG MÙA THUẬN

Sau khi xác định cây có đủ điều kiện làm bông: tuổi cây từ 4 năm tuổi trở lên có ít nhất 2 cơi đọt hoàn chỉnh. Lá không bị nấm bệnh, sâu rầy tấn công, lá khỏe dày bóng; cây không bị rong rêu, sâu mọt, nấm bệnh. Bà con có thể tiến hành bắt đầu tạo mầm.

Hình 1: Dấu hiệu cây chuẩn bị bón lân

BƯỚC 1: XUỐNG LÂN TẠO MẦM

– Thời điểm: 2-3 cặp lá mở.

– Công thức: Bón 1 kg/gốc Lân Tạo Mầm P600 MK (đối với cây 5-7 năm tuổi). Giúp ức chế đọt non, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, đặc biệt P600 MK không gây nóng cây và không làm tăng acid đất. Tùy cây lớn nhỏ bón lượng phân phù hợp.

– Cách rải và tưới: Bón khu vực dưới tán, phạm vi 2/3 tán. Sau khi bón phân xong tiến hành tưới nước xả lại cho phân hòa tan thấm từ từ vào đất, rễ hấp thu đều hơn. Trên lá vẫn phun sâu rầy bình thường.

Lưu ý:

+ Trước khi bón lân nên dọn sạch cỏ dưới gốc, nếu để cỏ quá nhiều cây sẽ không hấp thu được tối đa lượng phân, hiệu quả sẽ không cao.

+ Có thể lựa chọn các dòng phân bón chứa lân khác trên thị trường, có chức năng tương tự supe lân, lân nung chảy miễn sao đảm bảo có tác dụng thúc đẩy tạo mầm cho cây.

+ Đối với trong điều kiện thời tiết mưa nhiều và tình trạng cây sung thì tưới lân dạng nước; pha 1 lít P51 cho 300 lít nước tưới cho 15 gốc dặm lại để thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa nhanh hơn.

BƯỚC 2: PHUN TẠO MẦM QUA LÁ

Phun 3 – 4 lần cách nhau 7 ngày tùy vào tình trạng cây sung hay yếu.

Hình 2: Lá lụa bắt đầu phun tạo mầm

Cử 1: Thúc già lá

Phun bổ sung lân hàm lượng cao và kali hoặc combi thúc đẩy làm xanh lá, lá già nhanh và đều.

– Công thức: 300 ml P51 + 250ml Kali Silic + 25g Combi Extra pha phuy 200 lít nước.

Trong đó:

+ P51: Lân dạng nước với hàm lượng cao (Lân chiếm 51%) cung cấp dinh dưỡng cho quá trình tạo mầm, ức chế đọt non, lá già nhanh, kích thích ra hoa sớm, đều, giảm lượng nghẹn bông, giúp cây phân hóa mầm mạnh.

+ Kali Silic: Hàm lượng Kali cao, làm già lá, cứng lá, đứng đọt nhanh và kích cây ra hoa sớm hơn, đặc biệt không bị cháy lá.

+ Combi Extra: bổ sung dưỡng chất làm xanh lá, dày lá, tăng khả năng quang hợp, hỗ trợ ra hoa đồng loạt.

– Cách phun: Phun phủ trùm toàn bộ thân, tán lá trong và ngoài (phun trùm).

Cử 2: Phun tạo mầm làm già lá.

Xem xét lại sau khi cung cấp lân biểu hiện qua lá. Nếu lá vẫn mỏng, xanh trắng thì phun bổ sung thêm lân.

– Công thức: 500ml P51 pha phuy 200 lít nước

– Cách phun: Phun phủ trùm toàn bộ thân, tán lá trong và ngoài (phun trùm).

Cử 3: Phun tạo mầm lần 1

Thời điểm này lá đã hoàn toàn xanh già và dày rất dễ đi đọt nên cần phun lặp lại Lân và Kali vừa hỗ trợ phân hóa mầm hoa, vừa ức chế đi đọt.

– Công thức: 500ml P51 + 250ml Kali Silic pha phuy 200 lít nước

– Cách phun: Phun phủ trùm toàn bộ thân, tán lá trong và ngoài (phun trùm)

Cử 4: Phun Paclo

Khi là già hoàn toàn bóp nhẹ nghe tiếng giòn của lá thì tiến hành phun Paclobutrazole và cắt nước ngưng tưới, rút nước trong mương ra còn khoảng 10 cm và giữ cố định.

Hình 3: Lá già chuẩn bị phun Paclobutrazole

Cách phun: Phun ướt đẫm hoàn toàn trong thân, cành. Giúp ức chế sự sinh trưởng của cây chuyển sang sinh sản, cây ra bông nhiều và đều, rút ngắn thời gian ra mắt cua khi khô hạn.

Sau khi phun Paclo 3-5 ngày, thấy nhánh bơi lá đã xanh dày, cứng hoàn toàn thì chứng minh lá đã hấp thu được dinh dưỡng và tích lũy trong nhánh cái của cây. Lúc này tiến hành cắt nhánh bơi để cây tập trung ra hoa.

Lưu ý: không cắt nhánh bơi khi lá còn non sẽ rất dễ xảy ra tình trạng xì đọt lá (còn gọi là mầm lá)

Cử 5: Phun tạo mầm lần 2 và ức chế đi đọt

Phun lặp lại thành phần chứa Lân và Kali Silic thúc đẩy quá trình tạo mầm hoa mạnh, ức chế đọt non lá già nhanh, đánh thức mầm ngủ, kích thích ra hoa sớm giúp cây chuyển từ trạng thái sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn.

– Công thức: 500ml P51 + 250ml Kali Silic pha phuy 200 lít nước.

– Cách phun: Phun phủ trùm toàn bộ thân, tán lá trong và ngoài (phun trùm)

Lưu ý: Kiểm tra dưới da cành xem có “mắc cua” chưa. Nếu chưa, có thể phun bổ sung 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày cho tới khi nhú mắt cua.

Hình 4: Sau khi tạo mầm thành công

BƯỚC 3: KÉO BÔNG, KÉO ĐỌT

– Sau khi cây xuất hiện mắt cua đạt khoảng 60% trên vườn thì tiến hành tưới nhấp nước nhẹ, lượng nước tưới 1/3 bình thường (tránh tưới quá nhiều nước gây sốc cho cây) sau đó tùy tình hình thời tiết mà tăng dần lượng nước tưới.

– Bà con tiến hành tưới gốc và phun lá đồng thời để kéo đọt và kích bông ra nhiều. (thời gian đến xả nhị 1,5-2 tháng nên phải làm cho phù hợp).

Chú ý: Thời gian bắt đầu ra hoa phụ thuộc vào từng giống, thời vụ và kỹ thuật xử lý. Nếu điều kiện thuận lợi cây sẽ ra hoa sớm, Ngược lại, khi mưa thời gian nhú mầm hoa có thể kéo dài lâu hơn.

Tham khảo sản phẩm:

1. Sản phẩm P51: https://mekongbiochem.com/san-pham/double-superphosphat-p51/

2. Sản phẩm Kali Silic: https://mekongbiochem.com/san-pham/kali-silic-india/

3. Sản phẩm Combi Extra: https://mekongbiochem.com/san-pham/combi-extra/

Công ty TNHH Hóa Sinh Mekong kính chúc quý bà con có 1 vụ mùa bội thu!