GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT

Bệnh lem lép hạt (do nấm và vi khuẩn, và nhiều tác nhân khác): Xuất hiện vào giai đoạn lúa trổ – chín, tất cả các giống lúa đều nhiễm, khi thời tiết mưa dầm, trời âm u, độ ẩm không khí cao, bệnh gây hại càng nặng. 

Hiểu được nỗi trăn trở đó, bài viết này xin chia sẻ đến bà con những giải pháp quản lý lem lép hạt hiệu quả, giúp bảo vệ mùa màng xanh tốt và cho năng suất cao.

I. BIỂU HIỆN CHUNG CỦA BỆNH LEM LÉP HẠT

Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa lép không có gạo ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch. Hạt lúa bị lép, lửng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt lúa.

Hình 1. Vỏ trấu sạm màu nâu đến đen là dấu hiệu lúa bị bệnh lem lép hạt

2. Lem lép hạt lúa do vi khuẩn

Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu do vi khuẩn tấn công là một phần vỏ trấu bị đổi màu hoặc màu vàng nhạt, nhanh chóng gây hại lên toàn bộ vỏ trấu trở thành màu xám trắng sang nâu vàng. Một số vi khuẩn làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt. Hạt bị nhiễm vi khuẩn nằm rải rác trên bông như trường hợp bệnh nặng hơn một nửa số hạt có thể bị tấn công. (Ou, 1985).

Hình 2. Hạt lúa bị lem lép do vi khuẩn

Bệnh lép vàng do vi khuẩn Pseudomonas glumae gây hại trên bông lúa từ giai đoạn ngậm sữa đến vào chắc. Trên bông lúa có những nhánh gié mắc bệnh (đứng thẳng) có nhiều hạt bị lép trong khi các nhánh gié khác cong xuống. Bệnh tấn công sớm làm cho hạt không thụ phấn và vỏ trấu trở nên vàng sậm. Bệnh muộn khi tách vỏ trấu thấy hạt gạo lửng có vết nâu nhũn nước. Khi hạt gạo bị tấn công sớm thì thấy những hạt thối đen xuất hiện cùng với những hạt lép hoặc lửng màu vàng. (Nguyễn Văn , 2002).

Hình 3. Hạt lúa bị lem lép vàng do vi khuẩn

Hình 4. Hạt lúa bị lem lép vàng do vi khuẩn

ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP LEM LÉP DO VI KHUẨN

Bà con có thể sử dụng “ NANOWALL 300WP ” Đây là dòng thuốc đặc trị vi khuẩn với thành phần: Bismerthiazol 290g/kg Kasugamycin 10g/kg, công dụng: Có tác động tiếp xúc, nội hấp và lưu dẫn mạnh. Dùng để phòng và trị hiệu quả bệnh bạc lá lúa (cháy bìa lá) do Vi khuẩn gây ra. 

Với liều dùng: Liều lượng: 0.8 – 1 kg/ha. Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ ha. Thời điểm phun: Khi tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%. Thời gian cách ly: 10 ngày. Nanowall 300WP đăng ký đặc trị bạc lá trên lúa.2. Lem lép hạt lúa do nấm

Triệu chứng

Bệnh có thể gây hại trên vỏ trấu, trong hạt gạo hay cả vỏ và gạo. Nấm nhiễm vào hạt giống thường làm giảm phẩm chất và sức sống hạt, khi gieo thì mạ có thể bị nhiễm bệnh. Hạt nhiễm nấm sau thu hoạch ngoài làm giảm phẩm chất hạt và sức sống còn có thể tạo độc tố trong hạt bệnh. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài nấm và mức độ nhiễm. Triệu chứng của bệnh có thể là những vết nhỏ màu nâu đen hay những mảng nâu đen bao phủ phần lớn cả vỏ hạt. Tâm đốm bệnh có màu nâu nhạt hay xám, viền nâu sậm. Hạt gạo bên bị đổi sang màu đen, đỏ, cam, xanh… tùy loài nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993).

Hình 5 – 6 -7. Hạt lúa bị lem lép do nấm

Nấm Fusarium moniliforme được tìm thấy chủ yếu trên phôi hạt, ngoài ra nấm còn tồn tại trên vỏ trấu. Hạt bị nhiễm nấm thường lửng, lép, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát thấy lớp phấn trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Khi bệnh nặng, hạt biến màu đỏ nhạt do sự có mặt của các bào tử nấm, toàn bộ hạt bị biến màu. Trong điều kiện khô, trên vỏ hạt xuất hiện nhiều chấm nhỏ li ti màu xanh đen, đó là quả thể của nấm (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).

Tác nhân 

TRRI đã thống kê có khoảng 55 loài nấm tấn công trên lá, thân, hạt cây lúa ở tất cả các nước trồng lúa trên thế giới. Trong đó có đến 12 loại nấm khác nhau gây nên loại bệnh này và đây chính là nguyên nhân gây lem lép hạt quan trọng nhất.

ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP LEM LÉP DO NẤM GÂY RA

 Khi phát hiện ruộng lúa có dấu hiệu nhiễm bệnh bà con có thể sử dụng “ ONE CLEAR 50WG” . Đây là dòng thuốc đặc trị 𝐋𝐞𝐦 𝐥𝐞́𝐩 𝐡𝐚̣𝐭 cao cấp với công nghệ thấm sâu DF thế hệ mới được phối hợp từ 2 hoạt chất: 𝐀𝐳𝐨𝐱𝐲𝐬𝐭𝐫𝐨𝐛𝐢𝐧 ức chế quá trình hô hấp tế bào nấm và 𝐂𝐲𝐦𝐨𝐱𝐚𝐧𝐢𝐥 ức chế sự tổng hợp ergosterol, khiến nấm không thể phát triển và sinh sản. 

Hướng dẫn sử dụng:

Phun Phuy: Pha 100gr cho 200 lít nước.

Phun Bình Máy: Pha 15 – 20gr cho 25 lít nước.

Phun Máy Bay: Pha 100gr/ 5 công.II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP

* Giống : Gieo cấy hạt giống ít mang mầm bệnh hoặc dùng giống lúa có xác nhận, tuyệt đối không lấy giống ở chân ruộng vụ trước bị lem lép nặng để gieo sạ lại. Trước khi ngâm ủ phơi khô rê sạch loại bỏ những hạt lép lửng, biến màu.

* Thời vụ : Gieo cấy lúa vào thời kỳ thích hợp để khi lúa trỗ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều; khi lúa có đòng – trổ không để ruộng bị khô hạn. 

* Phân bón : Bón phân đầy đủ và cân đối tùy theo giống lúa điều kiện đất đai, mùa vụ của từng vùng. Có thể áp dụng phương pháp bón phân theo màu lá lúa dựa vào bảng so màu hoặc bón phân đón đòng theo kỹ thuật ” Không ngày, Không số”.

* Sâu bệnh : Phòng trừ tốt các loại sâu bệnh phát sinh vào giai đoạn đòng – trổ là sẽ giảm bệnh lem lép hạt.

* Cỏ dại :Cỏ dại ký chủ của nhiều nấm gây bệnh trên lá và hạt lúa. Cần phòng trừ cỏ trong ruộng cũng như trên bờ ruộng.

III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Phun hai lần vào thời kỳ lúa bắt đầu trổ và trổ đều để hạn chế các loại nấm phát triển trên vỏ hạt lúa.

Hình 9. Lúa bắt đầu trổ                                       Hình 10. Lúa bắt trổ lẹt xẹt

Những sản phẩm đã được nêu ra ở trên do Công Ty Hóa Sinh Mekong phân phối và chịu trách nhiệm, bà con có thể tham khảo để sử dụng cho vụ mùa của mình đạt hiệu quả tốt nhé!