QUẢN LÝ RẦY XANH GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Hiện nay côn trùng gây hại ngày một tăng nhanh kèm theo đó là mức độ lan truyền nhanh chống dẫn đến nhiều nhà vườn gặp khó khăn trong việc quản lý dịch hại, ngoài nhện đỏ thì rầy xanh cũng là một trong những đối tượng gây hại nặng và khó quản lý nhất trên cây ăn trái và cây có múi.
Rầy xanh hay rầy nhảy, rầy phấn có tên khoa học: Allocaridara malayensis. Thuộc Họ Rầy nhảy (Psyllidae), Bộ Cánh đồng (Homoptera).. Rầy xanh là loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với sầu riêng vì khó phát hiện.
Đặc điểm nhận dạng:
Rầy xanh có vòng đời trải qua 3 giai đoạn gồm trứng, con non và con trưởng thành. Trứng rầy có màu vàng nhạt, hình bầu dục và kích thước rất nhỏ, khoảng 1 mm. Rầy đẻ thành từng ổ, với khoảng 12 đến 14 trứng.
Rầy thường đẻ vào bên trong lưỡi giáo, vì thế trứng rầy được bảo vệ rất tốt và tỷ lệ nở cao. Con non sau đó bắt đầu xuất hiện lớp sáp trắng trên bề mặt cơ thể và mọc đuôi sáp dài.Giai đoạn này cũng là giai đoạn dễ phát hiện nhất vì rầy có màu trắng tương phản với màu lá và di chuyển nhanh khi có tác động vào. Rầy trưởng thành có chiều dài lên đến 3 – 4 mm, cơ thể có màu nâu xanh và bộ cánh trong suốt.
Ảnh. Thành trùng của rầy xanh
Biểu hiện gây hại:
Mức độ nhẹ: Làm lá nhỏ, kém phát triển, có những chấm đỏ màu vàng để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển.
Mức độ nặng: Làm cho mép lá bị cháy xoăn lại, từ từ khô và rụng, gọi là hiện tượng”cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm bệnh gây ra.
Ảnh. Rầy xanh làm cháy lá non
Rầy xanh chích hút đọt ở cả giai đoạn con non (rầy phấn trắng) và trưởng thành (rầy xanh). Hại nhẹ làm cho lá nhỏ, tong teo, xoắn lá, nặng có thể gây ra hiện tượng rụng lá hàng loạt, khô cành, gây hiện tượng chổi chà trên sầu riêng.
Phương pháp phòng trừ:
Để phòng trị rầy xanh trên sầu riêng hiệu quả bà con cần lưu ý:
– Phun thuốc phòng trừ rầy khi cây vừa nhú mũi giáo, phun liên tục cách nhau 5 ngày.
– Chăm sóc cây trồng tốt, bón phân cân đối và hợp lý để đọt non ra đồng loạt dễ dàng xử lý. Tránh trường hợp ra lẻ tẻ để rầy xanh tấn công nhiều lần.
– Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhằm tăng sức đề kháng để chống chịu với các loại sâu bệnh hại.
– Các hoạt chất đặc trị rầy như: Imidachloprid, Thiamethoxam, Acetamiprid…
Đây là những sản phẩm đặc trị rầy xanh của Hóa Sinh Mekong đã cho thực nghiệm và được nhà vườn đánh giá là rất hiệu quả trong việc quản lý rầy suốt thời gian qua.
+ COMAN150WP: Thành phần gồm 2 hoạt chất clofentezine và Pyridaben, đặc biệt hoạt chất pyridaben chuyên đặc trị nhện chiếm khối lượng 100g/1kg. Đây là hoạt chất mới nhất , không gây nóng cho cây trồng. Pha 100g cho 200 lít nước
+ EVEREST 500WP: Thành phần với hoạt chất Acetamiprid và Buprofezin, chuyên đặc trị các loại côn trùng chích hút đã kháng thuốc, đặc biệt là rầy xanh rệp sáp.. Pha 80g cho 250 lít nước.
+ MEDAN 95SP: Thành phần gồm hoạt chất Cartap Hydcrochloride 95% w/w, chuyên đặc trị các loại sâu rầy. Pha 100g cho 100 lít nước.
Lưu ý khi phun thuốc rầy:
– Phun rầy cách nhau 5-7 ngày/lần mỗi khi cây có đọt non, mỗi lần phun sử dụng các gốc thuốc khác nhau để tránh rầy kháng thuốc.
– Phun ướt đều mặt dưới lá và phun lên đọt cây.