GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RẦY PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN LÚA
Rầy phấn trắng nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tàn phá cả vụ mùa, khiến bao mồ hôi và công sức của bà con đổ xuống sông xuống biển. Những năm trở lại đây, rầy phấn trắng xuất hiện trên lúa ở nhiều khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ghi nhận mới đây cho biết, từ đầu vụ Đông – Xuân 2023 – 2024, nắng nóng cùng với nhiệt độ cao kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho rầy phấn trắng bùng phát mạnh hơn mọi năm, tỷ lệ nhiễm bệnh trên các đồng ruộng tăng mạnh. Trong vụ Hè – Thu 2024, diện tích lúa bị rầy phấn trắng gây hại tăng cao so với cùng kỳ, gây ra lo ngại đối với bà con nông dân.
Hiểu được nỗi trăn trở đó, bài viết này xin chia sẻ đến bà con những giải pháp quản lý rầy phấn trắng hiệu quả, giúp bảo vệ mùa màng xanh tốt và cho năng suất cao.
- Hiểu biết về rầy phấn trắng:
Rầy phấn trắng (hay còn gọi là rầy cánh trắng, bọ phấn trắng) là loài côn trùng rất nhỏ (khoảng trên dưới 1mm), có cánh mỏng manh, thân phủ một lớp sáp phấn màu trắng, không thấm nước, thường bám dính trên mặt dưới lá lúa để hút nhựa và gây hại.
Rầy phấn trắng có vòng đời ngắn khoảng 20- 24 ngày, và có khả năng sinh sản cao từ 100 – 200 trứng trên mỗi con trưởng thành. Trứng rầy có hình bầu dục, màu hơi vàng, tập trung thành cụm rải rác trên phiến lá hoặc bẹ lúa. Trứng đẻ mặt dưới lá do đó ít chịu ảnh hưởng của thuốc trừ rầy phấn trắng nếu không được phun đúng cách.
Hình ảnh trứng rầy bám mặt dưới lá
Rầy phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô, nắng nóng trên từ 30 độ trở lên, đặc biệt là vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng của cây lúa.
- Triệu chứng nhận biết lúa rầy phấn trắng gây hại:
Sự tàn phá của rầy phấn trắng không chỉ ở giai đoạn rầy trưởng thành mà cả con non vẫn có khả năng gây hại. Rầy cánh trắng và ấu trùng của chúng đều chích hút nhựa cây làm mất dinh dưỡng cây, làm lúa phát triển kém. Đồng ruộng bị rầy phấn trắng tấn công có các triệu chứng như lá lúa úa vàng và héo dần do mất đi dinh dưỡng, mặt lá sần sùi (khảm), lá non mới mọc bị xoắn lại hay vặn vẹo, cổ lá co rút.
Hình ảnh các triệu chứng trên lúa do rầy phấn trắng gây ra
Để nhận biết sớm rầy phấn trắng trên đồng ruộng, bà con nông dân có thể:
- Khua động đám lúa xem có rầy phấn bay lên hay không.
- Quan sát những mạng nhện trên ruộng, xem có rầy phấn dính vào mạng nhện không.
- Quan sát mặt dưới lá lúa xem có trứng rầy đẻ dọc theo gân lá hay không.
- Chú ý các ruộng lúa trồng gần những cây khác.
Sự phát triển và tăng trưởng của rầy cánh trắng diễn ra rất nhanh, khi mật số rầy lớn sẽ dẫn đến tình trạng lá sẽ bị khô và rụng, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây lúa, cây không đủ dinh dưỡng trong giai đoạn lúa ra bông, cây nuôi hạt. Rầy gây hại ở giai đoạn đòng, lá cờ sẽ bị xoắn gây ra tình trạng trổ nghẹn, nếu trổ thoát, hạt cũng bị lép.
Bên cạnh đó, rầy phấn trắng không chỉ hút nhựa cây mà còn tiết ra một chất dịch ngọt gọi là “mật”. Lượng mật này tích tụ lâu dần sẽ tạo điều kiện tốt cho các loài nấm gây hại phát triển (chủ yếu là nấm bồ hóng), tạo thành lớp màu đen dày đặc trên mặt lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
- Phân biệt vàng lá do rầy phấn trắng với vàng lá do nấm bệnh
Đặc điểm | Bệnh vàng lá chín sớm | Rầy phấn trắng | ||
Triệu chứng trên lá | Có vết bệnh:
– Ban đầu: Đốm vàng nhỏ hình tròn hoặc bầu dục. – Sau: Phát triển thành sọc vàng dọc theo gân lá, lan ra toàn bộ lá, có thể cháy khô nếu bệnh nặng. |
Không có vết bệnh:
– Lá vàng đều, không có sọc hay đốm. – Mặt dưới của lá bệnh có những đốm trắng do trứng của rầy bám vào |
||
Vị trí gây hại | Toàn bộ lá | Lá đòng và lá thứ 2 gần lá đòng | ||
Tác nhân gây hại | Nấm bệnh gây ra | Côn trùng rầy phấn trắng gây ra |
- Biện pháp quản lý rầy phấn trắng hiệu quả
Rầy phấn trắng có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao lên đến hàng trăm trứng trên mỗi con trưởng thành và phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng. Do đó, khi thấy thời tiết nắng nóng, bà con nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra kỹ mặt dưới của lá, khua động bụi lá để xem có rầy bay lên hay không.
Khi phát hiện rầy, bà con có thể sử dụng “BỘ BA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RẦY PHẤN TRẮNG” bao gồm: 300gr MITOC HB 300WP + 100ml SIÊU TRỢ LỰC MK + 500gr SIÊU XANH phun cho 1 hecta để diệt trừ rầy phấn trắng và phục hồi bộ lá đòng xanh dày.
Lưu ý:
– Khi xịt, bà con nhớ đưa vòi xịt xuống thấp phía dưới tán lúa để thuốc có thể tiếp xúc được với rầy, rầy dễ chết hơn.
– Rầy trắng có khả năng di chuyển linh hoạt từ nơi khác vào ruộng lúa, bà con cần phun đồng loạt để tránh sau khi phun rầy trắng từ ruộng khác bay vào.
– Phun lặp lại sau 1 tuần nếu mật độ rầy cao.